Diễn đàn giao lưu của tập thể lớp 712
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Câu chuyện về tôn sư trọng đạo

Go down

Câu chuyện về tôn sư trọng đạo Empty Câu chuyện về tôn sư trọng đạo

Bài gửi  Admin Fri Oct 21, 2011 10:24 am

Mời các bạn thàm khảo câu chuyện sau :
Trường PTTH Lê Hồng Phong (Nam Định) đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kì đổi mới. Trường có gốc gác từ Trường Thành Chung (Nam Định) thời Pháp thuộc, và các trường cấp III của tỉnh, của Liên khu III....
Sau hoà bình lập lại năm 1954, trường chuyển về thành phố Nam Định. Ở đây có một học trò mẫu mực tiêu biểu học tại trường từ năm 1923 đến năm 1926.
Cậu là con một nhà có truyền thống Nho học ở làng Hành Thiện, huyện Xuân Trường được gia đình cho lên thành phố học trường Thành Chung. Hằng ngày, cậu chăm chỉ học tập, giúp đỡ bạn bè, quan tâm đến thời cuộc. Cậu có lòng tự tôn dân tộc rất cao, có nghĩa tình sâu sắc với đồng bào, đồng chí, rất quý trọng những bậc tiền hiền yêu nước, nên năm 1926 đã tham gia lãnh đạo học sinh Nam Định bãi khoá để tang cụ Phan Chu Chinh. Năm 1927, cậu học tại trường Cao đẳng Thương mại Hà Nội, gia nhập Thanh niên Cách mạng đồng chí hội, do Nguyễn Ái Quốc sáng lập. Năm 1929, trở thành đảng viên Đông Dương Cộng sản Đảng, rồi chỉ sau đó 11 năm đã là Tổng Bí thư của Đảng. Tháng 8-1945 phụ trách Uỷ ban Khởi nghĩa toàn quốc. Người học trò đó là Đặng Xuân Khu, tức Tổng Bí thư Trường Chinh, trong những năm Cụ Hồ Chí Minh là Chủ tịch Đảng.


Thời Đặng Xuân Khu học ở Trường Thành Chung (Nam Định), có thầy giáo trẻ Nguyễn Hữu Tảo dạy ở đây. Vật đổi sao dời, sau 23 năm thì không những trò Đặng Xuân Khu trở thành Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam, người lãnh đạo hàng đầu của đất nước, mà còn là nhà lí luận chiến lược số 1 của cuộc kháng chiến chống Pháp, đã viết ra tác phẩm quan trọng có giá trị chỉ đạo cuộc kháng chiến. Khi tác phẩm Trường kì kháng chiến nhất định thắng lợi được in ra, tác giả Trường Chinh tự tay viết nắn nót, ngay ngắn từng hàng chữ: “Kính biếu thầy Nguyễn Hữu Tảo...” và kí tên vào tác phẩm của mình rồi thân chinh đưa đến tận nơi ở của thầy Tảo giữa rừng Việt Bắc trao tặng, chứ không giao cho văn phòng, cho thư kí riêng làm việc này. Mỗi độ Xuân về, Tết đến, Tổng Bí thư Trường Chinh cùng người thân đến tận lán ở của gia đình thầy giáo Tảo chúc Tết. Thường là mỗi lần đi công tác qua khu rừng có cơ quan thầy Tảo công tác, Tổng Bí thư Trường Chinh cũng tranh thủ ghé thăm thầy dù chỉ trong chốc lát. Những khi rảnh rang công việc còn cho người đến mời thầy tới nơi ở của mình cùng mạn đàm thế sự, văn chương. Ngay khi tuổi cao, sức yếu, cựu học sinh Đặng Xuân Khu vẫn cố gắng về dự ngày hội trường cũ - Trường phổ thông trung học Lê Hồng Phong (Nam Định). Tôi cũng là cựu học sinh của trường đi bộ đội chống Pháp, từng chiến đấu trên quê hương cựu học sinh Đặng Xuân Khu. Mới đây tôi có dịp trở lại làng Hành Thiện thăm Nhà lưu niệm của cố Tổng Bí thư Trường Chinh. Đứng ngắm cây sung to thân ngả rạp trên mặt nước ao nhỏ cạnh đường đi từ cổng vào sân, tôi như thấy hiện lên trước mắt bóng dáng người học trò Đặng Xuân Khu năm xưa, cứ mỗi chủ nhật rủ bạn bè về quê chơi trèo hái những quả sung chín đỏ mọng hoặc ngồi trên thân cây ngả sát mép nước câu cá rô rồi đem nướng thơm nức. Theo đồng chí phụ trách Nhà lưu niệm Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cũng từng về thăm Nhà lưu niệm của cố Tổng Bí thư Trường Chinh.
Cách đây bốn năm, tôi có dịp tới Củ Chi thăm cụ Lâm Bá Nhạc là thầy giáo nghỉ hưu. Cách đây hơn nửa thế kỉ, thực hiện lệnh trên, từ bưng biền cụ trở về quê hương ấp Bàu Cỏ, xã Phú Hoà Đông, huyện Củ Chi đang bị địch chiếm đóng, mở trường tư thục dạy học. Trong mấy trăm học sinh có trò tiểu học Sáu Phong từ huyện Bến Cát, Thủ Dầu Một, nay là tỉnh Bình Dương chẳng ngại nguy nan vượt sông Sài Gòn sang Củ Chi học tập. Rồi do hoàn cảnh chống Mỹ, thầy trò phải xa cách nhau, tính ra mấy chục năm trời, nên sau này Sài Gòn giải phóng 30-4-1975, trò Sáu Phong đã rủ các bạn cũ đi tìm thăm thầy tại ấp Bàu Cỏ, huyện Củ Chi, đến thăm hỏi gia đình các bạn học trò cũ là liệt sĩ. Thế rồi cứ hằng năm vào ngày mồng 3 Tết là trò Sáu Phong cùng các bạn đồng môn lại kéo đến nhà thầy họp mặt chúc tết thầy. Khi đang là Bí thư Thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh, anh Sáu Phong lại tự soạn và đọc bài văn chúc thọ thầy Lâm Bá Nhạc, có đoạn: “Kính thầy, được sự dạy dỗ dìu dắt của thầy, chúng em đã lớn lên từ mái trường này, chúng em vô cùng kính trọng yêu quý...”. những dịp đi công tác qua nhà thầy, dù công việc rất vội cũng cố ghé thăm thầy trong chốc lát. Không bao giờ Sáu Phong cho xe đỗ ngay trước cửa nhà thầy, mà thường là dừng cách xa rồi đi bộ tới thăm thầy. Trò Sáu Phong chính là Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Minh Triết hiện nay. Ngay từ khi rời ghế nhà trường ở Sài Gòn lên rừng Tây Ninh chống Mỹ, đã từng được nhà báo Thép Mới và chúng tôi từ Hà Nội vào kể cho nghe chuyện về đạo lễ nghĩa, đức khiêm tốn của đồng chí Trường Chinh, thì phải chăng đây là minh chứng về tác dụng của tấm gương tôn sư trọng đạo của cố Tổng Bí thư Trường Chinh để lại cho đương đại và hậu thế?

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 16
Join date : 21/10/2011

https://thcs-forum712.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết